+1 (603) 932 7897

info@aralia.com

AdobeStock 297103193 1

Hướng Dẫn Chi Tiết Về Cuộc Thi Đọc Mùa Hè New York Times

1. Cuộc thi Đọc Mùa Hè của The New York Times là gì?

Cuộc thi Đọc Mùa Hè do The New York Times (NYT) tổ chức mời các thiếu niên trên toàn thế giới lựa chọn một nội dung được đăng tải trên tạp chí NYT mà các em thấy hứng thú và giải thích lý do thông qua một bài viết hoặc video. Bài dự thi xuất sắc sẽ có cơ hội được đăng tải trên trang web của New York Times. Mục tiêu của cuộc thi là mở rộng tầm nhìn của học sinh về thế giới và vị trí của các em trong đó, đồng thời rèn luyện kỹ năng viết hoặc thuyết trình trước khán giả.

2. Ai có thể tham gia cuộc thi?

Học sinh từ 13 đến 19 tuổi ở bất kỳ đâu trên thế giới đều có thể tham gia, bao gồm học sinh trung học cơ sở, trung học phổ thông, hoặc những học sinh vừa tốt nghiệp trung học phổ thông nhưng chưa bắt đầu học đại học.

85% Học sinh Aralia đạt giải tại các cuộc thi quốc tế

Dưới dự hướng dẫn của các giảng viên giàu kinh nghiệm đến từ các trường trung học và đại học hàng đầu tại Mỹ, rất nhiều giảng viên đã thành công chinh phục giải thưởng tại các cuộc thi quốc tế danh giá như Cuộc thi viết luận John Locke, cuộc thi đọc mùa hè New York Times
3. Thời gian tổ chức và hình thức cuộc thi

Năm 2025, cuộc thi diễn ra từ ngày 6 tháng 6 đến ngày 15 tháng 8 năm 2025.

Mỗi thứ Sáu hàng tuần trong 10 tuần, bắt đầu từ ngày 6 tháng 6, The New York Times sẽ đăng một bài viết với câu hỏi: “Tuần này điều gì trong tờ báo NYT đã thu hút sự chú ý của bạn?” Sau đó, học sinh có thời gian một tuần tính đến 9 giờ sáng (giờ miền Đông Mỹ) thứ Sáu tuần kế tiếp để nộp một bài phản hồi ngắn dưới dạng bài viết hoặc một video dài tối đa 90 giây.

NYT sẽ đăng câu hỏi tương tự mỗi tuần cho đến ngày 8 tháng 8, 2025 và mở cổng nộp bài cho tuần đó. Học sinh có thể tham gia mỗi tuần nếu muốn, nhưng chỉ được nộp một bài mỗi tuần. Câu hỏi cuối cùng sẽ được đăng vào ngày 8 tháng 8 và cổng nộp bài sẽ mở đến 9 giờ sáng ngày 15 tháng 8, 2025.

Khi nào có kết quả?

Người thắng cuộc sẽ được chọn mỗi tuần vào mỗi thứ Ba trong suốt thời gian diễn ra cuộc thi, bắt đầu từ ngày 24 tháng 6, và sẽ được công bố trong một bài đăng riêng trên trang web của The New York Times.

4. Lịch Tổ Chức Cuộc Thi Đọc Hè của The New York Times

Cuộc thi diễn ra từ ngày 9 tháng 6 đến ngày 18 tháng 8.

Tuần

Ngày bắt đầu

Hạn nộp bài (9 giờ sáng ET)

1

6 tháng 6

12 tháng 6

2

13 tháng 6

19 tháng 6

3

20 tháng 6

26 tháng 6

4

27 tháng 6

3 tháng 7

5

4 tháng 7

10 tháng 7

6

11 tháng 7

17 tháng 7

7

18 tháng 7

31 tháng 7

8

1 tháng 8

7 tháng 8

9

8 tháng 8

14 tháng 8

10

15 tháng 8

22 tháng 8

5. Cách nộp bài tham dự cuộc thi

Học sinh có thể tìm đường link nộp bài tại đầu trang này hoặc trên trang chủ của NYT. Đối với cuộc thi này, học sinh có thể nộp bài dưới dạng bài luận 250 từ HOẶC video dài 90 giây.

Đối với bài viết:

  • Học sinh từ 13 đến 19 tuổi tại Hoa Kỳ và Anh Quốc và từ 16 đến 19 tuổi ở các quốc gia khác có thể nộp bài bằng cách đăng bình luận trực tiếp vào bài đăng mỗi tuần.
  • Học sinh từ 13 đến 15 tuổi đang ở các quốc gia ngoài Hoa Kỳ và Anh Quốc cần giáo viên, phụ huynh hoặc người giám hộ nộp bài thay thông qua form đính kèm ở cuối bài đăng của tuần đó.

Đối với video: tất cả học sinh cần sử dụng form ở cuối bài đăng mỗi tuần để nộp video.

  • Học sinh từ 13 đến 19 tuổi tại Hoa Kỳ và Anh Quốc và từ 16 đến 19 tuổi ở các quốc gia khác có thể tự nộp bài.
  • Học sinh từ 13 đến 15 tuổi ở các quốc gia khác cần nhờ phụ huynh, giáo viên hoặc người giám hộ nộp bài thay.
6. Có thể viết về chủ đề nào?

Không có giới hạn về chủ đề miễn là bài viết, video hoặc nội dung bạn chọn được đăng trên báo in hoặc trên trang NYTimes.com trong năm 2025, bao gồm bài báo, bài xã luận (Op-Ed), video, đồ họa, ảnh và podcast. Trong những năm qua, học sinh đã viết về các chủ đề đa dạng từ tình trạng băng tan trên dãy Himalaya, Minions chiếm lĩnh thế giới, cho đến thịt bò và những người chăn nuôi gia súc.

7. Thế nào là một bài dự thi xuất sắc để tham gia cuộc thi?

Trước tiên, một bài viết xuất sắc cần tuân thủ đúng hướng dẫn của cuộc thi. Bài dự thi không được vượt quá 1.500 ký tự, tương đương khoảng 250 từ. Số từ này bao gồm cả link đầy đủ hoặc tiêu đề bài viết từ NYT mà bạn chọn, ví dụ: “The Joys and Challenges of Caring for Terrance the Octopus” hoặc https://www.nytimes.com/2024/04/11/us/tiktok-octopus-pet-oklahoma.html.

Đối với video, bài dự thi cần giải thích bài viết bạn chọn và lý do bạn chọn bài đó. Video nên quay dọc và không quá 90 giây. Đừng quên nói hoặc hiển thị tiêu đề bài viết bạn đang thảo luận. Video không được sử dụng hình ảnh, clip, nhạc hoặc hiệu ứng âm thanh nào khác ngoài những gì xuất hiện trong bài viết của NYT hoặc do bạn tự tạo. Thứ hai, đảm bảo âm thanh video rõ ràng, không có tạp âm nền. Video chỉ nên có bạn, không có người khác xuất hiện.

Tham khảo các tài nguyên do The New York Times cung cấp:

8. Làm sao để bài dự thi của bạn nổi bật?

Sau khi bạn đã chọn được một chủ đề thu hút sự quan tâm của mình, có 4 yếu tố quan trọng giúp một bài dự thi xuất sắc:

Yếu tố 1:

Kết nối của cá nhân với bài viết Bài viết bạn chọn nên có sự kết nối cá nhân nhất định, để bạn có thể dễ dàng thể hiện cảm xúc và quan điểm của mình. Tuy nhiên hãy giữ bài ngắn gọn vì giới hạn từ. Hãy phát huy kỹ năng viết để truyền đạt cảm xúc, suy nghĩ một cách súc tích. Một cách dễ dàng để tạo kết nối cá nhân là diễn giải, phân tích suy nghĩ của bạn khi đọc tiêu đề và bài viết, liên hệ với kiến thức, kinh nghiệm, hoặc những người bạn biết để mang bản sắc cá nhân vào bài viết.

Yếu tố 2:

Thể hiện suy nghĩ và cảm xúc khi đọc bài Bài báo hoặc nội dung này có mang lại cho bạn cảm giác gì khi đọc? Học sinh có thể mô tả chi tiết cảm xúc và suy nghĩ của mình, để giám khảo có thể hiểu quan điểm của bạn có hiểu được quá trình suy nghĩ của bạn.

Chẳng hạn, nếu bạn cảm thấy buồn vì một câu trích dẫn hoặc một sự kiện được nhắc đến trong bài báo, và điều đó gợi nhắc bạn về một tình huống bạn từng trải qua hoặc liên quan đến một người thân của bạn, bạn có thể mô tả lại cảnh đó một cách chi tiết.

Bạn cũng có thể mô tả cách bài viết khơi dậy sự tò mò của bạn, khiến bạn muốn tìm hiểu thêm hoặc đặt ra những câu hỏi trong đầu khi đọc; đồng thời, việc nêu rõ điểm mạnh và điểm yếu của bài viết cũng giúp thể hiện rằng bạn đã phân tích và suy nghĩ một cách cẩn thận về bài báo mình chọn.

Yếu tố 3:

Trích dẫn chi tiết cụ thể trong bài viết Để tránh bạn bị lạc đề khỏi bài viết gốc, cách tốt nhất là bám sát suy nghĩ và lời văn của mình bằng cách trích dẫn một chi tiết cụ thể đã tạo ấn tượng mạnh nhất với bạn. Sau khi thể hiện cảm xúc và suy nghĩ khi đọc bài bạn có thể chọn một đoạn, một hình ảnh hoặc một câu nói thực sự chạm đến bạn và sử dụng nó để hỗ trợ thông điệp bạn muốn truyền tải.

Bạn cũng có thể chọn một chi tiết đã mang lại cho bạn thông tin mới; ví dụ, Hannah Li, một trong những người chiến thắng trước đây, đã chọn viết về bài báo “To Beyoncé or Not to Beyoncé: The Challenges of Confirming the Birth of Her Twins” và chia sẻ về quá trình khó khăn mà nhà báo Maya Salam đã trải qua để xác minh bằng chứng chắc chắn về việc Beyoncé mang thai một cặp sinh đôi. Hannah đặc biệt nhấn mạnh cách Maya không chấp nhận những “tin đồn” hay “tin giả” mà kiên trì tìm kiếm bằng chứng cụ thể về việc Beyoncé mang thai sinh đôi. Maya đã tận dụng mọi mối quan hệ của mình nhưng vẫn không thể tìm được bằng chứng xác thực. Thí sinh sau đó đã chia sẻ suy nghĩ và cảm xúc của mình về cách trải nghiệm này đã mở mắt cô về sự tận tâm của New York Times đối với sự thật, thay vì chạy theo tin đồn chỉ để là người đầu tiên đưa tin về việc mang thai của Beyoncé, dù đó có thể chỉ là tin tức sai sự thật

Yếu tố 4:

Viết theo phong cách cá nhân của bạn Bài viết này được thực hiện cho một cuộc thi; tuy nhiên, điều quan trọng là bạn cần viết theo cách để ban giám khảo cảm nhận được con người bạn và thấy rằng bạn thực sự yêu thích bài viết bạn đang phản hồi. Đây chính là điểm khác biệt giữa việc viết bài tham gia cuộc thi này so với việc viết chỉ vì nghĩa vụ hay bị ép buộc, bởi việc xây dựng bài dự thi đòi hỏi thời gian, công sức và một quá trình suy nghĩ cẩn thận – không thể hoàn thành vội vàng chỉ trong vài phút.

Một cách để bạn thể hiện bản thân là hãy nghĩ về cách bạn sẽ chia sẻ bài báo hoặc tin tức này với bạn bè hoặc gia đình. Chắc chắn bạn sẽ không kể theo cách quá trang trọng, vì vậy bạn cũng nên viết theo cách tương tự. Nếu bạn thường hài hước khi nói chuyện với bạn bè hoặc gia đình, hãy giữ sự hài hước đó trong bài viết; hoặc nếu bạn là người cá tính, hãy sử dụng lối chơi chữ hoặc tiếng lóng của riêng bạn và đưa chúng vào bài viết – tất nhiên vẫn cần lưu ý rằng đây là một cuộc thi và bài viết của bạn sẽ được công chúng đọc. Hãy nghĩ về tính cách của bản thân và khía cạnh nào của bản thân bạn muốn ban giám khảo nhìn thấy, rồi trò chuyện với họ thông qua bài viết của bạn. Hãy suy nghĩ sáng tạo, để ý tưởng của bạn tuôn chảy tự nhiên, bởi bạn luôn có thể chỉnh sửa trước khi nộp bản cuối cùng.

9. Bài dự thi được đánh giá như thế nào?

Ban giám khảo sử dụng thang điểm từ 1–4, trong đó 1 là thấp nhất, để đánh giá mức độ thí sinh tích hợp 4 tiêu chí vào bài viết:

  • Kết nối cá nhân (Personal Connection)
  • Tư duy phản biện (Critical Thinking)
  • Trích dẫn nguồn từ bài viết trên The Times (References to the Times Source Material)
  • Giọng văn và phong cách (Voice and Style)

Ngoài ra, còn có một tiêu chí bổ sung về việc tuân thủ các quy định của cuộc thi. Bạn có thể tìm thêm thông tin chi tiết về bảng chấm điểm tại đây.

10. Các thí sinh đoạt giải cuộc thi Đọc Hè New York Times các năm trước

Năm 2018, Lisa Mishra đã giành chiến thắng với bài phản hồi cho bài báo “Everyone Has an Accent.” Trong bài viết này, cô đã trích dẫn trực tiếp câu: “No one speaks without an accent.” Từ câu nói đó, cô đã dẫn dắt ban giám khảo qua hành trình câu nói ấy đã tác động sâu sắc đến cô như thế nào: từ việc bị trêu chọc vì giọng Ấn Độ khi còn nhỏ, đến việc từng khóc và thu mình lại, rồi cuối cùng tự hào mang giọng Ấn Độ như một phần bản sắc gia đình và văn hóa của mình.

Năm 2019, Cody Busch-Weiss đã viết bài phản hồi cho bài “The Em Dash Divides”, thể hiện phong cách viết vui tươi và tự do bằng cách sử dụng dấu gạch ngang (em dash) một cách tài tính đúng như chủ đề bài viết. Trong bài phản hồi, Cody chia sẻ cách dấu câu này có tính linh hoạt và có thể thay thế chức năng của các dấu câu khác. Cậu đã cố tình sử dụng dấu gạch ngang một cách dày đặc để thể hiện sự dí dỏm, đồng thời nhấn mạnh rằng bài báo nói về cách dấu câu hỗ trợ bài viết chứ không phải chiếm hết sự chú ý.

Tham gia lớp Luyện thi Cuộc Thi Đọc Hè NY Times của Aralia
Blog Posters 1

Cuộc Thi Đọc Mùa Hè của New York Times (New York Times Summer Reading Contest)

Cuộc Thi Đọc sách Mùa Hè của tờ New York Times (The New York Times Summer Reading Contest) kêu gọi các bạn học sinh chọn một tác phẩm trong tờ The Times mà các em quan tâm. Sau đó, vào cuối mỗi tuần, ban giám khảo từ phòng tin tức của tờ Times sẽ chọn ra những bài đọc yêu thích nhất của họ. Tác phẩm đạt giải sẽ được xuất bản trên tờ The NY Times.

Xem Thêm »
Scroll to Top